Sáng ngày 23/01/2021, tại hội trường C, trường đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm “Chương trình Café sáng tạo thứ Bảy – Nâng tầm nông sản Việt” do khoa Công nghệ thực phẩm (CNTP) lần đầu tiên kết hợp cùng IP Group tổ chức.
Hơn 400 sinh viên (SV) đã có cơ hội gặp gỡ các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và sáng chế như:
1. TS Ngô Đắc Thuần - chủ tịch HĐQT công ty cổ phần IPGroup;
2. ThS Phan Văn Hiệp - nhà sáng chế, GĐ công ty Giải pháp Công nghệ thông minh ITS;
3. PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy - trưởng khoa CNTP trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM;
4. Ông Văn Tiến Thanh - TGĐ công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau;
5. Bà Bùi Thị Ngọc Linh - phó TGĐ công ty cổ phần Vinamit cùng hơn 20 đại biểu khách mời doanh nghiệp khác để cùng giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề "Nâng tầm nông sản Việt" và vai trò của ứng dụng trong khoa học công nghệ hiện nay.
Trong chương trình, PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy khẳng định “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang mở ra cơ hội rất lớn cho ngành nông nghiệp. Công nghệ sẽ tác động đến tất cả các khâu trong chuỗi giá trị của các mặt hàng nông sản từ sản xuất đến chế biến, tiêu dùng”
TS Ngô Đắc Thuần – Chủ tịch Công ty CP IP Group cũng cho rằng: “Ứng dụng khoa học công nghệ là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt, hướng đến phát triển bền vững”.
Theo Th.S Phan Văn Hiệp: “Những sáng chế trong lĩnh vực chế biến nông sản sẽ góp phần nâng tầm thương hiệu nông sản Việt, cũng là nâng cao thu nhập cho nông dân và từ đó giúp nông sản Việt xứng đáng để mua chứ không phải để giải cứu”.
TS Ngô Đắc Thuần – Chủ tịch Công ty CP IP Group chia sẻ về vai trò của nghiên cứu và sáng chế trong chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam.
ThS. Phan Văn Hiệp – nhà sáng chế chia sẻ về “Chuỗi sáng chế về hệ thống sấy nông sản năng suất cao và tiết kiệm năng lượng”
Các diễn giả tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và sáng chế trong lĩnh vực nông sản Việt
Các khách mời cùng tham gia thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm
PGS TS Lê Thị Hồng Ánh – Phó hiệu trưởng nhà Trường trao quà lưu niệm cho các diễn giả
Các diễn giả và khách mời cùng chụp hình lưu niệm
Gần 400 SV đã đến tham dự và lắng nghe các chia sẻ
Qua phiên toạ đàm, chương trình đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn về thực trạng, tiềm năng, giá trị của nông sản Việt; cũng như biết được những nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã góp phần đổi mới, tối ưu hoá sản xuất, nâng cao giá trị, gia tăng nông sản Việt, hướng đến phát triển bền vững. Đồng thời chương trình cũng định hướng nghiên cứu cho sinh viên, tạo bước đệm cho các bạn đến với nghiên cứu khoa học, từ đó hình thành ý tưởng Ứng dụng và Khởi nghiệp để tiếp tục nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam.